Mỗi lần tìm đồ cổ trong kho, tôi lại có dịp nhìn cái mặt bàn chạm khảm này, mà trong lòng cảm thấy tiếc nuối, một tác phẩm nghệ thuật rất cổ xưa, đã bong tróc cùng năm tháng. Cá nhân tôi thì rất trân trọng, luôn thầm kính nể, những nghệ nhân xưa đã tạo tác ra những sản phẩm mỹ nghệ hết sức đẹp mắt, theo dòng chảy thời gian để lại cho hậu thế biết, thế nào là ‘’tinh hoa cổ vật’’ dù chỉ là một nửa của món cổ vật, đồ gỗ quý hiếm khảm xưa , chúng ta cùng tản mạn các bạn nhé.

Nghề chạm khảm trai, ốc, xà cừ, trên gỗ quý cho đồ gia dụng nói chung, có lẽ được khởi nguồn từ thời nhà Hán bên sứ Tàu, ban đầu chỉ để phục phụ cho tầng lớp ‘’ trâm anh quý tộc’’, những món đồ được làm hoàn toàn thủ công, của các nghệ nhân xưa, theo đơn đặt hàng của giới ‘’trâm anh tài phiệt’’ họ tặng nhau nhân những dịp lễ lớn, hoặc cống nạp triều đình theo thể lệ cũ.
Để có được một tác phẩm đẹp, người xưa có sự chuẩn bị rất công phu qua nhiều giai đoạn.
- Thứ nhất: Thường thì họ hội thảo những nhà nho sĩ, trí thức lớn, chọn đề tài khảm như: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trận ''Xích Bich'', Trận ''Tam Anh Chiến Lã Bố''….
- Thứ hai: Chọn người giỏi về ngành gỗ để lựa chọn các loại gỗ nhóm 1, như: gỗ sưa, trắc, mun, gụ, vì nhóm gỗ này dẻo dai, ít co ngót , thớ gỗ xoắn và mịn, màu sắc sẫm màu tạo ra độ tương phản với ánh trai, ốc, xà cừ, để sản phẩm càng rõ nét và bền đẹp hơn.
- Thứ ba; Chọn vỏ các loại trai, ốc, xà cừ tự nhiên, của các địa danh nổi tiếng, được thiên nhiên ưu đãi điều kiện sinh sống tốt ,loại này cho ánh xà cừ rất đặc trưng bởi vể đẹp của tạo hoá.
- Thứ tư; Chon những nghệ nhân có đôi bàn tay vàng, biết vận dụng ánh, sắc của từng mảng vật liệu, cắp ghép sao cho hợp lý (kiểu khảm lộng tách ) tạo tác ra một bức tranh hoàn mỹ, qua khối ốc sáng tạo đầy nghệ thuật và sự đam mê nghề nghiệp.
Đây là Cảnh Trận Xích Bích :

Khi đã hội tụ đủ bốn yếu tố ‘’tứ kiệt, thì tác phẩm đó có ‘’linh hồn’’ như quan niệm của dân gian ta từ ngàn xưa có thể đúng và nó có thể là một sản vật vô cùng có giá trị và thiêng liêng, mang nhiều yếu tố như: văn hoá nghệ thuật, tôn giáo, màu sắc chính trị, kinh tế, thời điểm đó. Thông qua hình ảnh, cảnh Hoàng Tộc đi săn ở trung tâm chiếc mặt bàn kể trên, hoặc cảnh : Tam Anh Chiến Lã Bố,Trận Xich Bích… chúng ta cũng cảm nhận được phần nào về hội hoạ và chạm khảm trai, ốc, xà cừ thời cổ xưa đã từng một thời, dụng cụ lao động rất thô sơ mà làm nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ.
Ngày nay nhờ vào sự phát triển vượt bậc về công nghệ vi tính, thích hợp với máy chạm khắc 3Đ, các loại vật liệu trai, ốc, xà cừ công nghiệp… các làng nghề khảm trai truyền thống, đã kết hợp sản xuất cho ra đời nhiều sản phẩm tuyệt vời, rất bắt mắt người chơi đồ gỗ chạm khảm. Có điều những sản phẩm đó còn thiếu tính nghệ thuật, ít có đường nét tự nhiên của tâm hồn người thợ, mong rằng những người chơi đồ gỗ cổ khảm trai, ốc, xà cừ, luôn thông thái tránh mua nhầm đồ CÔNG NGHIỆP .
Chơi cổ vật thật đam mê phải không các bạn, những khám phá học hỏi đầy bổ ích, mỗi món cổ vật đều mang lại cho chúng ta, những hoài niệm và giá trị tinh thần, những niềm vui nho nhỏ... sau những ngày lao động mệt mỏi thời hiện đại,
Đây là Cảnh Vương Giả Săn Nai

Đây là Cảnh Tam Anh Chiến Lữ Bố :

Phạm Thành Trung Cảm Ơn Các Bác đã ghé thăm và đọc bài viết .
Nghệ thuật Cẩn Trai , Cẩn Ốc xà cừ vẫn còn rất nhiều thứ để chúng ta khám phá và tìm hiểu , mỗi món đồ đều chứa đựng rất nhiều tâm tư , tình cảm và cái tâm , cái hồn của nghệ nhân xưa vào đó , Chúng ta hãy biết trân trọng từng quý vật mà chúng ta có cơ hội thưởng ngoạn và sở hữu !
Phạm Thành Trung Trân Trọng !