Sài Gòn dễ sống lắm các Bác ạ , tôi đã gắn bó với Sài Gòn khá lâu rồi , có cái nghề và được miền đất này thương mến nên mới có được như ngày hôm nay .
Được rất nhiều người trong gia đình hỗ trợ , được anh em chú bác lái buôn từ khắp các tỉnh thành ưu ái nên mình biết và sưu tầm được rất nhiều món đồ đẹp .
Tấm Bình Phong Nhị Thập Tứ Hiếu này là một món đồ đẹp mà hôm nay mình muốn mời các Bác cùng thưởng ngoạn và giao lưu :
- Nhị Thập Tứ Hiếu là những mẩu chuyện về 24 tấm gương người con hiếu thảo, chúng ta cùng ngắm nhìn và cùng suy ngẫm về những gì mình cần làm hôm nay và mai sau để mình sống là một người con hiếu thảo với cha mẹ , và đây cũng như một lời răn dạy cho con cháu , các thế hệ về sau nhớ ơn , công lao của Tổ Tiên , cha mẹ , các thế hệ đi trước để luôn hướng về cội nguồn .
Và Bài thơ của tấm bình phong :
Nền nhân xây tháp đôi bên
Đời đời hưởng phước dưới trên thuận hòa
Thanh nhàn mở viện bút hoa
Long vân tô điểm lộc nhà thêm tươi.
Thọ nầy kể xiết mấy mươi
Càng đeo giá ngọc phẩm người càng cao.
Giữ truyền chữ đức về sau
Đức đầy thịnh vượng nọ cầu chi ai.
Kích thước của tấm bình phong : Ngang 1m80 - Cao 2m .
Chất gỗ Gụ Mật , gỗ đã khô , ổn định và lên ten thời gian rất đẹp .
Hình ảnh mặt khảm Nhị Thập Tứ Hiếu :
Tấm Bình phong này có rất nhiều điển tích ý nghĩa , vì vậy mình xin trích dẫn 1 số điển tích để các Bác tham khảo cho vui :
Ngu Thuấn : Hiếu Cảm Động Trời :
- Một vị vua trong Ngũ Đế thời thượng cổ họ Diêu tên Thuấn, một trang hiếu tử. Sau được vua Nghiêu, hiệu là Đào Đường gả hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh, rồi lại truyền ngôi báu cho. Vua Thuấn lên ngôi đặt niên hiệu là Đường Ngu.
- Nguyên cha của Thuấn là người hung bạo, không biện biệt được người hay kẻ dở, người đương thời đặt tên là Cổ Tẩu (người mù mắt). Mẹ của Thuấn mất sớm, Cổ Tẩu tục huyền với người đàn bà sau này sinh ra Tượng. Vì có lời gièm pha của người kế mẫu và đứa em ngỗ nghịch cùng cha khác mẹ, Cổ Tẩu không ưa Thuấn và định bụng giết đi. Biết thế, nhưng Thuấn vẫn giữ trọn chữ hiếu đối với cha và người dì ghẻ ác nghiệt, hòa thuận với đứa em độc ác, không một lời than oán.
- Khi cha bắt đi cày ở đất Lịch Sơn cốt tìm cách trừ đi, vì nơi đây có tiếng là nhiều thú dữ hay ăn thịt người. Nhưng tấm lòng hiếu thảo và hòa mục của Thuấn động đến lòng trời, cả đàn voi ra giúp Thuấn cày đất và muông chim vô số đáp xuống nhặt cỏ hộ. Thấy không hại được Thuấn Cổ Tẩu và người dì ghẻ sai Thuấn đánh cá ở Hồ Lôi Trạch, nơi có nhiều sóng to gió lớn, nhưng khi Thuấn đến thì sóng lặng gió yên.
- Đến khi được vua Đường Nghiêu truyền ngôi, suốt 18 năm trị vì, Đế Thuấn chỉ ngồi gảy đàn hát khúc Nam Phong mà trị bình thiên hạ, nhà nhà đều lạc nghiệp âu ca.
Mẫn Tử Khiên : Hiếu Với Mẹ Kế
Mẫn Tử Khiên : Hiếu Với Mẹ Kế
Tên chữ là Tồn, học trò Khổng Tử, sinh vài đời Xuân Thu, mẹ ông mất sớm, người cha có vợ khác và sinh hạ được hai con. Người dì ghẻ đối với ông vô cùng khắc nghiệt, nhưng ông vẫn một lòng hiếu thuận. Mùa Đông giá rét, hai con riêng của bà thì được mặc áo lót bông, riêng Mẫn Tử Khiên thì mặc áo độn hoa lau ở bên trong. Tuy không đủ ấm, nhưng ông chẳng bao giò hở môi.
Một hôm, cha ông dạo chơi ông theo đẩy xe, vì quá rét, tay cóng lại rời tay xe ra. Cha ông thấy thế biết là người kế mẫu ác nghiệt để cho ông chịu rét lạnh, liền có ý định đuổi người đàn bà cay nghiệt kia đi Ông khóc lóc và kêu van với cha xin đừng đuổi kế mẫu đi. Vì người kế mẫu còn chỉ có mình ông chịu rét, nếu bà đi rồi, cả hai em chịu rét và khổ sở lây. Cha ông nghe theo, và người kế mẫu hiểu biết chuyện hiếu thảo của người con chồng, từ đó bà thay đổi cách cư xử và trở nên bậc hiền mẫu.
Trọng Do : Gánh gạo nuôi cha mẹ :
Trọng Do – Tử Lộ, người ở ấp Biện, thuộc nước Lỗ, sinh vào đời Xuân Thu, học trò Đức Khổng. Thờ cha mẹ rất có hiếu. Nhà nghèo, ông thường đi đội gạo đường xa hàng trăm dặm về nuôi cha mẹ. Không có tiền mua thức ăn, phải tìm các thứ rau về nấu canh dâng lên cha mẹ dùng tạm.
Sau khi cha mẹ mất, ông sang nước Sở, được vua Sở trọng dụng, phong ban tước cao sang, cấp nhiều bổng lộc. Ông thường than phiền là không còn cha mẹ để được phụng dưỡng như xưa, để ngày ngày đội gạo, bữa bữa nấu canh rau. Khổng Tử thường khen Tử Lộ là người hiếu để và thận trọng từng hành vi.
Văn Đế : Tự Mình Nếm Thuốc :
Tên thật là Lưu Hằng, con người vợ thứ của Hán Cao Tổ Lưu Bang em cùng cha khác mẹ với vua Huệ Đế. Vi người vợ cả của Hán Cao Tổ có tính hay ghen dữ tợn và sợ con của người vợ thứ sau này dành ngôi, nên không muốn cho Hằng và mẹ là Bạc Hậu ở triều. Theo lời đề nghị của đình thần, vua Hán Cao Tổ liền phong cho Hằng chức Đại Vương ở đất Đại.
Hằng tính tình hiếu thuận được triều thần nhà Hán cũng như thần dân đều mến phục. Sau khi anh là vua Huệ Đế mất, không con nối nghiệp, các quan liền ra đất Đại rước Hằng về lên ngôi, tức là Hán Văn Đế. Khi làm vua rồi, mẹ là Bạc Hậu lại đau yếu trong suốt ba năm liền, Văn Đế, ngoài những buổi chầu, vẫn mặc đại phục của vị Vương đế và đứng hầu mẹ, biếng ăn bỏ ngủ, đêm thức canh chừng bệnh mẹ. Thường ngự y dâng thuốc lên, Văn Đế đỡ lấy rồi nếm trước sợ có thuốc độc.
Các quan trong triều cũng như ngoài dân chúng biết Văn Đế là người hiếu tử đều bắt chước theo. Nhờ đó, người trong nước đều giữ lòng hiếu thảo hòa mục và thiên hạ thái bình thạnh trị không khác gì ở thời Tam Đại thuở trước. (Tam Đại gồm có các đời vua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu).
Đồng Vĩnh : bán thân tổ chức tang cho cha :
Người đời nhà Hậu Hán, nhà tuy nghèo nhưng Vĩnh rất hiếu thảo. Khi cha chết trong nhà không tiền để lo việc ma chay cho ấm cúng, Vĩnh liền đến làng khác vay tiền một người nhà giàu, hứa sẽ dệt trả công 300 tấm lụa để trả vào số tiền mượn, số tiền công dệt lụa kia trội hơn gấp mấy lần tiền vay. Vay được tiền Đồng Vĩnh về lo việc tang ma cho cha xong xuôi, thu xếp việc gia đình định đến nhà người nhà giàu để dệt trả công.
Dọc đường Đồng Vĩnh gặp người con gái cùng nhau hứa hẹn kết làm chồng vợ, nhưng hẹn dệt xong 300 tấm lụa, rồi sau sẽ thành hôn. Người con gái này giúp Vĩnh dệt xong 300 tấm lụa rất nhanh để trả món nợ cho người nhà giàu .
Khi cả hai cùng trở về đến ngay chỗ gặp, người con gái lúc trước, nàng ấy biến mất. Đó là vì lòng hiếu thảo của Đồng Vĩnh động lòng Trời sai tiên nữ xuống giúp.
Các Điển Tích tiếp theo :
Dương Hương ; Giết hổ cứu cha
Dương Hương sinh vào đời nhà Tấn, vừa 14 tuổi đầu đã tỏ ra chí hiếu, cha đi đâu cũng theo hầu một bên. Một hôm, hai cha con cùng đi thăm ruộng nơi xa, gần vùng núi rừng, giữa đường gặp một con hổ chực nhảy đến vồ cha, Dương Hương cố liều chết, nhảy vào với đôi tay không quyết cùng sinh tử với con hổ. Ông đánh rất hăng, cuối cùng hổ hoảng sợ bỏ chạy, cha ông nhờ đó mà thoát chết .
Thái Thuận : Nhặt Dâu Nuôi Mẹ
Thái Thuận người đời Hán mồ côi cha từ nhỏ, thờ mẹ rất có hiếu. Gặp phải thời loạn Vương Mãng, mùa màng thất bát ruộng đất bỏ hoang, cuộc sống đói kém không đủ ăn nên Thuận phải vào rừng hái trái dâu về ăn thay cơm. Trái dâu nào chính ngon Thuận để riêng sang một bên. Tướng giặc Xích Mi thấy vậy bèn hỏi nguyên do.
Thuận đáp: “Trái đen dâng mẹ, trái đỏ tôi ăn”
Tướng giặc khen Thuận là một đứa con có hiếu, bèn cho lấy ba đấu gạo trắng cùng với một đùi thịt trâu ban tặng.
Có thơ ca tụng: thơ rằng:
Quả dâu chín đen để biếu mẹ.
Bụng đói nước mắt chảy thấm áo,
Giặc Xích My biết là người hiếu.
Tặng cho thúng gạo mang về.
Diễm Tử: Sữa hươu phụng dưỡng mẹ cha :
Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm muốn được uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sửa, vắt lấy đem về dâng cho song thân.
Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Diễm Tử: Sữa hươu phụng dưỡng mẹ cha :
Lão Lai Tử : đùa giỡn cho cha mẹ vui :
Lão Lai Tử : đùa giỡn cho cha mẹ vui:
Lão Lai Tử vốn người ở nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi mà cha mẹ vẫn còn sống, ông thờ cha mẹ rất có hiếu.
Không muốn cha mẹ thấy con già nua mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, rồi tay múa miệng hát trước mắt cha mẹ. Lại có khi bưng nước hầu cha mẹ, ông giả vờ trợt té rồi ngồi khóc oa oa trước mặt cha mẹ như trẻ nít mới lên 5, 3 tuổi vậy. Cha mẹ vui cười trước trò ngộ nghĩnh của con mình
Và còn 1 số điển tích nữa mà Thành Trung chưa nhận ra được .
Dưới đây là hình ảnh mặt sau của tấm bình phong :
Mặt trước cẩn tích , mặt cẩn cảnh và chữ - nhìn rất nhẹ nhàng - tạo sự hài hòa ,cân bằng cho tấm bình phong này :
Cảm ơn các bác đã đọc hết bài viết !
Bác nào ưng ý và muốn giao lưu thì alo cho mình vào số : 0975676327 - Thành Trung , Cảm ơn các Bác !
Khi giao hàng tới tận nhà cho các Bác , miền Bắc , miền Nam hay miền Trung , luôn luôn có người nhà của chúng tôi đi cùng hàng hóa để đảm bảo sự an toàn và có trách nhiệm phục vụ chu đáo cho các Bác . Nên các Bác có thể yên tâm khi giao lưu .
Để biết được chính sách bán hàng dành cho Khách Hàng ở Xa , Khách ở Gần và cách mua hàng rất đơn giản , An Toàn mời các Bác Bấm Chuột Vào Đây .